Lịch sử Chùa Nghệ Sĩ

Lịch sử của ngôi chùa có thể tính từ năm 1958, khi NSND Phùng Há xin được tiền để Hội Nghệ sĩ Ái hữu Tương tế mua đất nhằm làm nơi yên nghỉ cho những nghệ sĩ cải lương. Tuy nhiên khi mua được mảnh đất 6.080 thì lại để bỏ không gần 10 năm trời vì không có tiền xây chùa [2].

Năm 1969, bầu Năm Công (Lê Minh Công) thấy đất bỏ không nên quyết định xin Phùng Há cho dựng am để tu hành. 1970, am hoàn thành, lúc đó bầu Năm Công quyết định bán vì không còn tiền trả nợ. Bầu Xuân đồng ý mua lại am với giá tương đương gần 100 cây vàng. Từ đó, am được xây thành chùa và trở thành nơi mai táng của nhiều nghệ sĩ.[2]

Người đầu tiên được mai táng tại chùa là nghệ sĩ Tư Út vào năm 1970. Ông mất ở Nam Vang năm 1946, khi tuổi đời mới 36, đang đi hát cho đoàn Phụng Hảo [3] và theo nguyện vọng của gia đình muốn được thờ phụng ở quê nhà. Khi ấy chùa Nghệ sĩ vẫn lấy tiêu chí "Tứ thân phụ mẫu" của nghệ sĩ làm chuẩn nên khi một nghệ sĩ qua đời, người thân của họ cũng được chôn cất tại nơi đây. Đến năm 1994, khi am thành chùa hoàn chỉnh thì tiêu chí này bị loại bỏ và từ đó đến nay chỉ có những nghệ sĩ mới được mai táng tại đây [2].

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chùa Nghệ Sĩ http://ngoisao.net/tin-tuc/24h/2007/07/vao-noi-yen... http://web.archive.org/web/20070825064822/http://w... http://www.laodong.com.vn/Home/phongsu/2007/7/4652... http://nld.com.vn/127486p0c1020/vinh-biet-nghe-si-... http://www1.thanhnien.com.vn/Vanhoa/2005/4/4/77736... http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?Artic... http://www.nguoiduatin.vn/chua-nghe-si-noi-hoi-tu-... http://chuyentrang.tuoitre.vn/Vieclam/Index.aspx?A... http://vtc.vn/394-199490/phong-su-kham-pha/noi-ngh... https://web.archive.org/web/20101110171231/http://...